logo
logo

ProjectDự án

HOMETRANG CHỦ PROJECTDỰ ÁN TEAMTHÀNH VIÊN CONTACTLIÊN HỆ
  • Concept
  • Drawing
  • Construction Diary
  • Thiết kế ý tưởng
  • Triển khai hồ sơ bản vẽ
  • Giám sát công trường

Saree

tầng 1 level 1
ban công balcony
tầng 2 - phòng lớn level 2 - big dining room
tầng 2 - phòng nhỏ level 2 - small dining room
thang & vệ sinh staircase & restroom

Hạng mục: Cải tạo kiến trúc, nội thất nhà hàng Ấn Độ “Banana leaf”

Địa điểm: 29 Nguyễn Đăng Giai, phường Thảo Điền, quận 2, TP HCM

Diện tích: 140m2

Năm: 2023

Khách hàng: chị Trang, chị Nhung

Nhóm thiết kế: Lưu Quốc Thịnh, Nguyễn Ngọc Hân, Huỳnh Xuân Trúc

Kỹ sư trưởng: Võ Hoàng Sang

Ảnh: Quang Dam

“Kiến trúc từ những điều nhỏ nhất”

Kiến trúc không quá phức tạp như chúng ta nghĩ, bất cứ thứ gì đều có thể hình thành nên một công trình kiến trúc. Từ xa xưa con người đã xây dựng nên công trình từ cành cây, tảng đá hay bất cứ thứ gì họ có thể tìm được, lâu dần đúc kết ra được những motif hiệu quả nhất gạch, đá, xi măng, sắt thép, bê tông…, Hiện nay với công nghệ phát triển, nhiều vật liệu mới ra đời và đáp ứng được nhiều nhu cầu trong xây dựng. Song vẫn còn đó những cách xử lý đầy cảm xúc ở một thời kỳ mà người ta có thể xây nhà bằng bất cứ thứ gì: bằng những vỏ chai, bằng vỏ sò vỏ ốc, bằng bất cứ vật dụng hàng ngày nào họ có thể tìm được. ...

SAREE là tên thiết kế một nhà hàng Ấn Độ tại TP HCM. Yêu cầu đặt ra là làm sao tạo được một dấu ấn đặc trưng theo đúng công năng của một nhà hàng Ấn Độ. Từ đó làm cơ sở nhận diện cho thực khách khi đến với nhà hàng. Công trình đã chọn cho mình giải pháp sử dụng những vật dụng trong nhà bếp cho việc trang trí mặt đứng. Những nồi niêu bằng đất được kiến trúc sư liên tưởng đến hình ảnh các Stupa với hình dáng hoa sen trong văn hóa Hindu, những nắp nồi niêu được cách điệu hóa để thành bầu sữa của nữ thần Apsara. Cách điệu hóa những hình ảnh tưởng chừng như quen thuộc trở thành những hình ảnh đặc trưng cho văn hóa và tín ngưỡng giúp cho thiết kế công trình trở nên thú vị hơn. Bên cạnh đó , như nguyên lý tảng băng trôi trong văn học, khi ngôn ngữ kiến trúc chỉ là cách điệu và mô phỏng chứ không làm rõ ra thì ta có thể dùng trí tưởng tượng của mình để hiểu về ngôn ngữ kiến trúc theo bất cứ cách nào chúng ta muốn. Có thể xem mặt đứng kiến trúc giống như một chạn phơi nồi niêu xoong chảo một hình ảnh đặc trưng của một nhà hàng, cũng có thể xem là hình ảnh những Stupa hay biểu tượng của nữ thần Apsara- một hình ảnh đặc trưng của một công trình Ấn Độ. Hoặc hiểu đồng thời theo cả 2 nghĩa để ta có một “nhà hàng Ấn Độ”.

Nhiều chi tiết còn được sử dụng để nêu bật lên ngôn ngữ thiết kế đặc trung. Những vân ngang bên trong lò đất Tandoor cũng được thể hiện qua cách sắp xếp các viên gạch trang trí mặt đứng. Bằng cách kết hợp các màu gạch khác nhau, sắp xếp ngẫu nhiên theo phương ngang, hình ảnh của Tandoor hiện ra mang một bản sắc Ấn Độ rõ nét. Ngoài ra các chi tiết chuông cửa, giấy dán mang hoa văn Ấn Độ cũng được sử dụng để làm không gian trở nên đậm đà hơn.

“Kiến trúc hòa hợp các nền văn hóa”


Có một điều khó khăn diễn ra trong quá trình thiết kế đó chính là: “đặc thù văn hóa của công trình”. Khi công trình được sử dụng cho mục đích kinh doanh, như bao nền văn hóa khác ảnh hưởng từ Trung Quốc, những cơ sở kinh doanh ở Việt Nam luôn đặt yếu tố Phong Thủy lên hàng đầu. Bài toán hóc búa khi vừa phải đáp ứng được những yêu cầu về sắp đặt cũng như màu sắc theo Phong Thủy, vừa phải đảm bảo yếu tố thẩm mỹ trong công trình. Sàn nhà và cửa sổ 2 bên phải màu vàng theo hành thổ, tường phải màu xanh dương theo hành thủy, cửa ra vào chính phải là màu tím hành hỏa. Bên cạnh đó công trình còn phải thể hiện được một màu sắc Ấn Độ đặc trưng. Để đi tìm lời giải cho vấn đề này, kiến trúc sư đã sử dụng hình ảnh của những chiếc Saree rực rỡ màu sắc xanh vàng tím, nơi đó chứa đựng một nền văn hóa Ấn Độ đặc sắc và lâu đời với những tông màu rực rỡ. Kết quả cuối cùng là các chi tiết kiến trúc hòa quyện vào nhau và tạo thành một bức tranh thẩm mỹ đặc trưng những vẫn đáp ứng tốt các niêm luật Phong Thủy.

Vấn đề chưa dừng lại ở đó khi thông tin đầu vào còn gây nhiều khó khăn hơn khi thành phần thực khách đến với nhà hàng không chỉ có người Ấn Độ mà còn là người Malaysia, những người vốn dĩ theo Hồi giáo. Như chúng ta vẫn biết Ấn độ giáo và Hồi giáo dường như khác hẳn nhau về đức tin và đây là rào cản rất lớn để họ có thể chấp nhận văn hóa của nhau. Nếu thiết kế một nhà hàng mang đậm nét Ấn độ giáo quá sẽ khiến cho các thực khách Hồi giáo trở nên e ngại. Kiến trúc sư quyết định sẽ cách điệu và giản lược các chi tiết này trở thành các chi tiết trang trí nghệ thuật nhiều hơn là mang một màu sắc tôn giáo đậm nét. Việc biến tất cả các vật dụng nhà bếp thường ngày cách điệu để trở thành những chi tiết trang trí của Ấn Độ giáo đã giúp người Hồi giáo có cái nhìn thiện cảm hơn về nhà hàng khi yếu tố tôn giáo không bị đặt quá nặng song vẫn tạo ra một dấu hiệu rõ nét cho bất kỳ thực khách nào cũng có thể nhận ra đây là một “nhà hàng Ấn Độ”.

Có thể thấy ngoài đáp ứng các yếu tố về công năng, bền vững, thích dụng và thẩm mỹ ra thì công việc thiết kế kiến trúc còn phải cân bằng cả yếu tố văn hóa. Đôi khi những yếu tố này hiện diện một cách nhẹ nhàng nhưng cũng lắm khi tạo ra những xung đột rất lớn trong bản thân thiết kế mà điển hình là một “nhà hàng Ấn Độ” ở Việt Nam. Một nhà hàng phải cân bằng một lúc 3 tín ngưỡng: Phong Thủy, Ấn Độ giáo, Hồi giáo. Giải pháp cách điệu nghệ thuật trở thành một công cụ đắc lực khi trong những tác phẩm cách điệu hình ảnh của công trình hiện ra như một tảng băng trôi mang đến mỗi người sẽ có một cảm nhận của riêng mình về công trình, từ đó tránh xảy ra những xung đột không đáng có. Nhiệm vụ của kiến trúc lúc đó không chỉ là cái máy để ở mà còn là một không gian để kết nối mọi người đến gần với nhau hơn.

Category: Renovating architecture and interior of Indian restaurant “Banana leaf”

Location: 29 Nguyen Dang Giai, Thao Dien Ward, District 2, Ho Chi Minh City

Area: 140m2

Year: 2023

Client: Ms. Trang, Ms. Nhung

Design team: Luu Quoc Thinh, Nguyen Ngoc Han, Huynh Xuan Truc

Chief Engineer: Vo Hoang Sang

Photo: Quang Dam

“Architecture from the smallest things”

Architecture is not too complicated as we think, anything can form an architecture. Since ancient times, people have built works from branches, rocks, or anything they can find, gradually drawing out the most effective motifs brick, stone, cement, iron, steel, concrete. cardboard…, Nowadays, with the development of technology, many new materials are created and helpful in construction. But there are still emotional ways of dealing with a time when people could build a house out of anything: bottles, seashells, whatever daily objects they can find. ...

SAREE is the design name of an Indian restaurant in Ho Chi Minh City. The requirement is how to create a unique appearance for everybody can recognize that is an “Indian restaurant”. From there, it is the basis of identification for diners when coming to the restaurant. The project has chosen for itself the solution of using kitchen stuff for façade decoration. The clay pots are associated with the image of Stupas with lotus shape in Hindu culture, the lids of the pots are stylized to become the breast of the goddess Apsara. Stylizing seemingly familiar images into images specific to cultures and beliefs makes building design more interesting. Besides, like the iceberg theory in literature, when the architectural language is only stylized and simulated, not clarified, we can use our imagination to understand the architectural language in any way we can. The architectural facade can be viewed as a pantry, a typical image of a restaurant, can also be seen as the image of the Stupas or the symbol of the goddess Apsara - a typical image of a Indian building. Or understand at the same time in both meanings so that we have an "Indian restaurant" design.

Many details are also used to highlight the distinctive design language. The horizontal veins inside the Tandoor are also shown by the arrangement of decorative bricks on the facade. By combining different tile colors, randomly arranged horizontally, the image of Tandoor appears to have a distinct Indian identity. In addition, the doorbell details, Indian pattern stickers are also used to make the space more impressive.

“Architecture that harmonizes cultures”


There is a difficult thing going on in the design process that is: "cultural characteristics of the building". When the building is used for business purposes, like many other cultures influenced by China, business establishments in Vietnam always put the Feng Shui element on top. The difficult problem of both meeting the requirements of placement as well as color according to Feng Shui, while ensuring aesthetic elements in the work. The floor and windows on both sides must be yellow according to the earth element, the wall must be blue according to the water element, the main door must be purple on the fire element. Besides, the work must also show a typical Indian color. To find a solution to this problem, the architect used the image of the brilliant Saree in blue, yellow, purple color, which contains a unique and long-standing Indian culture with vibrant colors. The result is that the architectural details blend and form a characteristic aesthetic picture that still meets the feng shui rules.

The problem does not stop there when the input information makes it even more difficult when the diners coming to the restaurant are not only Indians but also Malaysians, who are inherently Muslim. As we all know Hinduism and Islam seem to have different beliefs and this is a huge barrier for them to accept each other's culture. If the design of a restaurant is boldly Hindu, it will make Muslim diners afraid. The architect decided to stylize and reduce these details to become more contemporary art details than to bring a bold religious color. Turning all the stylized everyday kitchen items to become decorative details of Hinduism has helped Muslims have a more sympathetic view of the restaurant when the religious element is not placed too heavily but still create a clear sign for any diners to recognize this is an “Indian restaurant”.

In addition to meeting the factors of functionality, sustainability, usability and aesthetics, architectural design work must also balance cultural factors. Sometimes these elements are mildly present, but sometimes they create huge conflicts in the design itself, typically an “Indian restaurant” in Vietnam. A restaurant must balance 3 beliefs at the same time: Feng Shui, Hinduism, Islam. The artistic stylization solution becomes an effective tool when in the stylized works the image of the building appears like an “iceberg theory”, giving each person their own sense of the work to avoid unnecessary conflicts. The task of architecture at that time was not only a machine to live in, but also a space to connect people together.

Hạng mục: Cải tạo kiến trúc, nội thất nhà hàng Ấn Độ “Banana leaf”

Địa điểm: 29 Nguyễn Đăng Giai, phường Thảo Điền, quận 2, TP HCM

Diện tích: 140m2

Năm: 2023

Khách hàng: chị Trang, chị Nhung

Nhóm thiết kế: Lưu Quốc Thịnh, Nguyễn Ngọc Hân, Huỳnh Xuân Trúc

Kỹ sư trưởng: Võ Hoàng Sang

Ảnh: Quang Dam

Category: Renovating architecture and interior of Indian restaurant “Banana leaf”

Location: 29 Nguyen Dang Giai, Thao Dien Ward, District 2, Ho Chi Minh City

Area: 140m2

Year: 2023

Client: Ms. Trang, Ms. Nhung

Design team: Luu Quoc Thinh, Nguyen Ngoc Han, Huynh Xuan Truc

Chief Engineer: Vo Hoang Sang

Photo: Quang Dam

“Kiến trúc từ những điều nhỏ nhất”

Kiến trúc không quá phức tạp như chúng ta nghĩ, bất cứ thứ gì đều có thể hình thành nên một công trình kiến trúc. Từ xa xưa con người đã xây dựng nên công trình từ cành cây, tảng đá hay bất cứ thứ gì họ có thể tìm được, lâu dần đúc kết ra được những motif hiệu quả nhất gạch, đá, xi măng, sắt thép, bê tông…, Hiện nay với công nghệ phát triển, nhiều vật liệu mới ra đời và đáp ứng được nhiều nhu cầu trong xây dựng. Song vẫn còn đó những cách xử lý đầy cảm xúc ở một thời kỳ mà người ta có thể xây nhà bằng bất cứ thứ gì: bằng những vỏ chai, bằng vỏ sò vỏ ốc, bằng bất cứ vật dụng hàng ngày nào họ có thể tìm được.

“Architecture from the smallest things”

Architecture is not too complicated as we think, anything can form an architecture. Since ancient times, people have built works from branches, rocks, or anything they can find, gradually drawing out the most effective motifs brick, stone, cement, iron, steel, concrete. cardboard…, Nowadays, with the development of technology, many new materials are created and helpful in construction. But there are still emotional ways of dealing with a time when people could build a house out of anything: bottles, seashells, whatever daily objects they can find.
SAREE là tên thiết kế một nhà hàng Ấn Độ tại TP HCM. Yêu cầu đặt ra là làm sao tạo được một dấu ấn đặc trưng theo đúng công năng của một nhà hàng Ấn Độ. Từ đó làm cơ sở nhận diện cho thực khách khi đến với nhà hàng. Công trình đã chọn cho mình giải pháp sử dụng những vật dụng trong nhà bếp cho việc trang trí mặt đứng. Những nồi niêu bằng đất được kiến trúc sư liên tưởng đến hình ảnh các Stupa với hình dáng hoa sen trong văn hóa Hindu, những nắp nồi niêu được cách điệu hóa để thành bầu sữa của nữ thần Apsara. Cách điệu hóa những hình ảnh tưởng chừng như quen thuộc trở thành những hình ảnh đặc trưng cho văn hóa và tín ngưỡng giúp cho thiết kế công trình trở nên thú vị hơn. Bên cạnh đó , như nguyên lý tảng băng trôi trong văn học, khi ngôn ngữ kiến trúc chỉ là cách điệu và mô phỏng chứ không làm rõ ra thì ta có thể dùng trí tưởng tượng của mình để hiểu về ngôn ngữ kiến trúc theo bất cứ cách nào chúng ta muốn. Có thể xem mặt đứng kiến trúc giống như một chạn phơi nồi niêu xoong chảo một hình ảnh đặc trưng của một nhà hàng, cũng có thể xem là hình ảnh những Stupa hay biểu tượng của nữ thần Apsara- một hình ảnh đặc trưng của một công trình Ấn Độ. Hoặc hiểu đồng thời theo cả 2 nghĩa để ta có một “nhà hàng Ấn Độ”.
SAREE is the design name of an Indian restaurant in Ho Chi Minh City. The requirement is how to create a unique appearance for everybody can recognize that is an “Indian restaurant”. From there, it is the basis of identification for diners when coming to the restaurant. The project has chosen for itself the solution of using kitchen stuff for façade decoration. The clay pots are associated with the image of Stupas with lotus shape in Hindu culture, the lids of the pots are stylized to become the breast of the goddess Apsara. Stylizing seemingly familiar images into images specific to cultures and beliefs makes building design more interesting. Besides, like the iceberg theory in literature, when the architectural language is only stylized and simulated, not clarified, we can use our imagination to understand the architectural language in any way we can. The architectural facade can be viewed as a pantry, a typical image of a restaurant, can also be seen as the image of the Stupas or the symbol of the goddess Apsara - a typical image of a Indian building. Or understand at the same time in both meanings so that we have an "Indian restaurant" design.
tầng 1 level 1
Nhiều chi tiết còn được sử dụng để nêu bật lên ngôn ngữ thiết kế đặc trung. Những vân ngang bên trong lò đất Tandoor cũng được thể hiện qua cách sắp xếp các viên gạch trang trí mặt đứng. Bằng cách kết hợp các màu gạch khác nhau, sắp xếp ngẫu nhiên theo phương ngang, hình ảnh của Tandoor hiện ra mang một bản sắc Ấn Độ rõ nét. Ngoài ra các chi tiết chuông cửa, giấy dán mang hoa văn Ấn Độ cũng được sử dụng để làm không gian trở nên đậm đà hơn.
Many details are also used to highlight the distinctive design language. The horizontal veins inside the Tandoor are also shown by the arrangement of decorative bricks on the facade. By combining different tile colors, randomly arranged horizontally, the image of Tandoor appears to have a distinct Indian identity. In addition, the doorbell details, Indian pattern stickers are also used to make the space more impressive.
ban công balcony

“Kiến trúc hòa hợp các nền văn hóa”

Có một điều khó khăn diễn ra trong quá trình thiết kế đó chính là : “đặc thù văn hóa của công trình”. Khi công trình được sử dụng cho mục đích kinh doanh, như bao nền văn hóa khác ảnh hưởng từ Trung Quốc, những cơ sở kinh doanh ở Việt Nam luôn đặt yếu tố Phong Thủy lên hàng đầu. Bài toán hóc búa khi vừa phải đáp ứng được những yêu cầu về sắp đặt cũng như màu sắc theo Phong Thủy, vừa phải đảm bảo yếu tố thẩm mỹ trong công trình. Sàn nhà và cửa sổ 2 bên phải màu vàng theo hành thổ, tường phải màu xanh dương theo hành thủy, cửa ra vào chính phải là màu tím hành hỏa. Bên cạnh đó công trình còn phải thể hiện được một màu sắc Ấn Độ đặc trưng. Để đi tìm lời giải cho vấn đề này, kiến trúc sư đã sử dụng hình ảnh của những chiếc Saree rực rỡ màu sắc xanh vàng tím, nơi đó chứa đựng một nền văn hóa Ấn Độ đặc sắc và lâu đời với những tông màu rực rỡ. Kết quả cuối cùng là các chi tiết kiến trúc hòa quyện vào nhau và tạo thành một bức tranh thẩm mỹ đặc trưng những vẫn đáp ứng tốt các niêm luật Phong Thủy.

“Architecture that harmonizes cultures”

There is a difficult thing going on in the design process that is: "cultural characteristics of the building". When the building is used for business purposes, like many other cultures influenced by China, business establishments in Vietnam always put the Feng Shui element on top. The difficult problem of both meeting the requirements of placement as well as color according to Feng Shui, while ensuring aesthetic elements in the work. The floor and windows on both sides must be yellow according to the earth element, the wall must be blue according to the water element, the main door must be purple on the fire element. Besides, the work must also show a typical Indian color. To find a solution to this problem, the architect used the image of the brilliant Saree in blue, yellow, purple color, which contains a unique and long-standing Indian culture with vibrant colors. The result is that the architectural details blend and form a characteristic aesthetic picture that still meets the feng shui rules.
tầng 2 - phòng lớn level 2 - big dining room
Vấn đề chưa dừng lại ở đó khi thông tin đầu vào còn gây nhiều khó khăn hơn khi thành phần thực khách đến với nhà hàng không chỉ có người Ấn Độ mà còn là người Malaysia, những người vốn dĩ theo Hồi giáo. Như chúng ta vẫn biết Ấn độ giáo và Hồi giáo dường như khác hẳn nhau về đức tin và đây là rào cản rất lớn để họ có thể chấp nhận văn hóa của nhau. Nếu thiết kế một nhà hàng mang đậm nét Ấn độ giáo quá sẽ khiến cho các thực khách Hồi giáo trở nên e ngại. Kiến trúc sư quyết định sẽ cách điệu và giản lược các chi tiết này trở thành các chi tiết trang trí nghệ thuật nhiều hơn là mang một màu sắc tôn giáo đậm nét. Việc biến tất cả các vật dụng nhà bếp thường ngày cách điệu để trở thành những chi tiết trang trí của Ấn Độ giáo đã giúp người Hồi giáo có cái nhìn thiện cảm hơn về nhà hàng khi yếu tố tôn giáo không bị đặt quá nặng song vẫn tạo ra một dấu hiệu rõ nét cho bất kỳ thực khách nào cũng có thể nhận ra đây là một “nhà hàng Ấn Độ”.
The problem does not stop there when the input information makes it even more difficult when the diners coming to the restaurant are not only Indians but also Malaysians, who are inherently Muslim. As we all know Hinduism and Islam seem to have different beliefs and this is a huge barrier for them to accept each other's culture. If the design of a restaurant is boldly Hindu, it will make Muslim diners afraid. The architect decided to stylize and reduce these details to become more contemporary art details than to bring a bold religious color. Turning all the stylized everyday kitchen items to become decorative details of Hinduism has helped Muslims have a more sympathetic view of the restaurant when the religious element is not placed too heavily but still create a clear sign for any diners to recognize this is an “Indian restaurant”.
tầng 2 - phòng nhỏ level 2 - small dining room
Có thể thấy ngoài đáp ứng các yếu tố về công năng, bền vững, thích dụng và thẩm mỹ ra thì công việc thiết kế kiến trúc còn phải cân bằng cả yếu tố văn hóa. Đôi khi những yếu tố này hiện diện một cách nhẹ nhàng nhưng cũng lắm khi tạo ra những xung đột rất lớn trong bản thân thiết kế mà điển hình là một “nhà hàng Ấn Độ” ở Việt Nam. Một nhà hàng phải cân bằng một lúc 3 tín ngưỡng: Phong Thủy, Ấn Độ giáo, Hồi giáo. Giải pháp cách điệu nghệ thuật trở thành một công cụ đắc lực khi trong những tác phẩm cách điệu hình ảnh của công trình hiện ra như một tảng băng trôi mang đến mỗi người sẽ có một cảm nhận của riêng mình về công trình, từ đó tránh xảy ra những xung đột không đáng có. Nhiệm vụ của kiến trúc lúc đó không chỉ là cái máy để ở mà còn là một không gian để kết nối mọi người đến gần với nhau hơn.
In addition to meeting the factors of functionality, sustainability, usability and aesthetics, architectural design work must also balance cultural factors. Sometimes these elements are mildly present, but sometimes they create huge conflicts in the design itself, typically an “Indian restaurant” in Vietnam. A restaurant must balance 3 beliefs at the same time: Feng Shui, Hinduism, Islam. The artistic stylization solution becomes an effective tool when in the stylized works the image of the building appears like an “iceberg theory”, giving each person their own sense of the work to avoid unnecessary conflicts. The task of architecture at that time was not only a machine to live in, but also a space to connect people together.
thang & vệ sinh staircase & restroom
saree